Get Paid To Promote, Get Paid To Popup, Get Paid Display Banner

Monday, April 4, 2011

Cơ sở hạ tầng

HẠ TẦNG GIAO THÔNG
Đường bộ: Mạng lưới giao thông đường bộ được hình thành và phân bố tương đối hợp lý so với địa hình, song chưa được hoàn chỉnh, chưa có đường tiêu chuẩn kỹ thuật cao, phần lớn là đường cấp IV, V, VI, nhiều tuyến chưa vào cấp, hệ thống giao thông nông thôn chưa thông xe được 4 mùa, mùa mưa lũ nhiều đoạn đường bị ngập hoặc sạt lở nghiêm trọng, còn thiếu một số tuyến ngang.

- Quốc lộ: Gồm 4 tuyến với tổng chiều dài 375,5 km. Các công trình cầu, cống đã được đầu tư xây dựng đồng bộ, đảm bảo giao thông thông suốt, không còn ách tắc giao thông trong mùa lũ.
+ Quốc lộ 37 dài 97,5 km (3,4 km đường cấp II, 12,3km đường cấp II, 81,8 km đường cấp IV).
+ Quốc lộ 70 dài 84 km (6 km đường cấp III, 78 km đường cấp IV).
+ Quốc lộ 32A dài 175 km (21km đường cấp III, 154 km đường cấp IV).
+ Quốc lộ 32C dài 17,5 km (1 km đường cấp III, 16,5 km đường cấp IV).
- Đường tỉnh: Tổng chiều dài 441 km, gồm 15 tuyến đi qua 66/180 xã phường. Các tuyến đường tỉnh gồm: Yên Bái – Khe Sang (78,5 km); Khánh Hòa – Minh Xuân (27 km); Văn Chấn – Trạm Tấu (30 km); Cảng Hương Lý – Văn Phú (12 km); Hợp Minh – Mỵ (36 km); Đại Lịch – Minh An (26km); Yên Thế - Vĩnh Kiên (83 km); An Bình – Lâm Giang (22km); Yên Bái – Văn Tiến (7 km); Cẩm Vân – Mông Sơn (10 km); Mậu A – Tân Nguyên (18 km); 2 đầu cầu Mậu A (1,4 km); Âu Lâu – Quy Mông – Đông An (52 km); An Thịnh – An Lương (38 km); Đường vào nhà máy xi măng Yên Bình (1 km)
- Đường đô thị: Tổng chiều dài 160 km, gồm: Thành phố Yên Bái 112,5 km, thị xã Nghĩa Lộ 15 km, Lục Yên 4,3 km, Mù Cang Chải 2,8 km, Trạm Tấu 1,6 km, Yên Bình 4,3km, Văn Chấn 6,5km, Văn Yên 5km, Trấn Yên 8km. Trong đó có 120 km đạt tiêu chuẩn đô thị, còn lại chưa vào cấp. Chất lượng đường tốt chiếm 30%, đường trung bình 50%, đường xấu và rất xấu 20%.
- Đường chuyên dùng: Tổng chiều dài 228,3 km, gồm các đường nông trường, lâm trường, quốc phòng, chủ yếu phục vụ vận chuyển nội bộ theo mùa vụ. Trong đó có 137 km đạt tiêu chuẩn đường cấp A, B nông thôn, hệ thống cống thoát nước chưa đầy đủ.
 - Đường giao thông nông thôn: Tổng chiều dài 5.694,3 km. Hầu hết các tuyến được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp VI, cấp A, B nông thôn, nhiều tuyến mới khai thông, việc đi lại phải phụ thuộc vào thời tiết.
            * Đường thủy: Gồm 2 tuyến chủ yếu:
    - Tuyến sông Hồng dài 115 km, trong đó có 10 km đoạn Văn Phú – Yên Bái do Trung ương quản lý, còn lại 105 km chưa được khai thông luồng lạch và xây dựng bến cảng, kho bãi.
    - Tuyến hồ Thác Bà dài 83 km, trong đó có 50 km đoạn cảng Hương Lý – Thác Bà – Cẩm Nhân. Hiện đã có hệ thống báo hiệu đường thủy trên một số tuyến chính, các phương tiện đi lại dễ dàng quanh năm và có bến tàu khách đảm bảo vận chuyển hành khách đi lại và tham quan du lịch.
* Đường sắt trên tuyến Hà Nội- Lào Cai- Trung Quốc chạy qua Yên Bái dài 83 km, gồm 10 ga (1 nhà ga hạng 2; 9 nhà ga hạng 4) chạy qua địa phận 20 xã, phường, thị trấn. Các yếu tố địa hình, địa chất thủy văn, hệ thống thông tin tín hiệu lạc hậu, hệ thống cảnh báo đường ngang không an toàn, khổ đường hẹp (1,1 mét), lạc hậu so với các khu vực. Vận tốc tàu chạy thấp, hệ thống nhà ga, kho bãi, các dịch vụ còn ở mức thấp.
            * Đường hàng không: Sân bay Yên Bái tại huyện Trấn Yên là sân bay quân sự, đủ điều kiện thuận lợi để có thể sử dụng kết hợp phát triển kinh tế và quốc phòng nếu được Chính phủ cho phép. Ngoài ra còn có các sân bay Nghĩa Lộ, Nậm Khắt, Đông Cuông là những sân bay dã chiến từ thời chống Pháp.

HẠ TẦNG THỦY LỢI
Toàn tỉnh có 3.147 công trình thủy lợi (975 công trình thủy lợi do nhà nước đầu tư, 2.172 công trình từ vốn của nhân dân và một phần vốn ngân sách nhà nước) trong đó gồm 186 hồ chứa (12 hồ chứa từ 1-5 triệu m3 ,174 hồ chứa dưới 1 triệu m3.) tưới cho 4.324 ha, 15 trạm bơm tưới cho 346 ha, có công suất 270 đến 410m3/h, 2.946 dạng đập dâng kênh dẫn tưới cho 14.214 ha, đa số đập có chiều cao dưới 10m.

HẠ TẦNG ĐIỆN NƯỚC

           Hệ thống điện: 
     Hiện toàn tỉnh có 828 trạm biến áp, trong đó có 2 trạm biến áp 110/35 KV, công suất 60.000KVA; 11 trạm biến áp 35/10 KV, tổng công suất 34.000 KVA; 3 trạm biến áp 35/6 KV, công suất 12.000 KVA;  2 trạm biến áp 22/6KV, công suất 20.000 KVA; 594 trạm biến áp 35/0,4 KV, tổng công suất 89.127 KVA; 2 trạm biến áp 22/0,4 KV, tổng công suất 1.120KVA;  214 trạm biến áp 10/0,4 KV, tổng công suất 42.068,5 KVA.
    Tổng số có 2566,778 km đường dây tải điện và phân phối điện các loại, gồm: 269,1km đường dây 110 KV gồm 7 lộ và 2 nhánh rẽ trong đó có  70 km đường dây 110 KV 2 mạch, 1.216,892 km đường dây 35 KV, 3,262 km đường dây 22KV, 211,37 km đường dây 10 KV và 224,5 km đường dây 0,4 KV.
    Với hệ thống mạng lưới điện như hiện nay, 90% số dân được dùng điện lưới quốc gia, riêng khu vực nông thôn có hơn 111.281 hộ được dùng điện.
Hệ thống thủy lợi, nước sinh hoạt:
      * Thủy lợi: Toàn tỉnh có 3.147 công trình thủy lợi (975 công trình thủy lợi do nhà nước đầu tư, 2.172 công trình từ vốn của nhân dân và một phần vốn ngân sách nhà nước) trong đó gồm 186 hồ chứa (12 hồ chứa từ 1-5 triệu m3 ,174 hồ chứa dưới 1 triệu m3.) tưới cho 4.324 ha, 15 trạm bơm tưới cho 346 ha, có công suất 270 đến 410m3/h, 2.946 dạng đập dâng kênh dẫn tưới cho 14.214 ha, đa số đập có chiều cao dưới 10m.
       * Nước sinh hoạt:
      - Nước sinh hoạt đô thị: Hiện nay thành phố Yên Bái, thị trấn Yên Bình đã có hệ thống nước máy cung cấp bởi Nhà máy nước Yên Bái – Yên Bình công suất 12.000 m3/ ngày và Nhà máy nước thị xã Nghĩa Lộ công suất 3.500 m3/ ngày cung cấp nước cho thị xã Nghĩa Lộ. Một số huyện lỵ cũng được cung cấp nước máy: Cổ Phúc, Yên Thế, Sơn Thịnh. Tuy nhiên, thực tế còn nhiều hộ gia đình sử dụng nước giếng tự đào.
          - Nước sinh hoạt nông thôn: Tổng số hiện có 65.357 công trình nước sạch, trong đó 232 công trình cấp nước tập trung (Trong số 232 công trình cấp nước tập trung chỉ có 71 công trình hoạt động bền vững), còn lại là các công trình nhỏ lẻ (giếng đào, giếng khoan, bể lu chứa nước mưa…), cung cấp nước cho 65,37% dân số nông thôn. Người dân nông thôn hiện còn sử dụng các nguồn nước tự nhiên từ sông, ngòi, suối, nước lẫn từ các khe núi.
 
HẠ TẦNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
Hệ thống cơ sở vật chất ngành bưu chính viễn thông liên tục được đầu tư nâng cấp, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin liên lạc của mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu, đồng thời phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Mạng lưới thông tin nội bộ 100% đã được số hóa, 9/9 huyện, thị, thành phố có tuyến viba và tổng đài điện tử tự động.
Tính đến hết tháng 5/2010, tổng số thuê bao điện thoại toàn mạng đạt 164.904 thuê bao (trong đó có trên 136.265 thuê bao điện thoại cố định và 28.639  thuê bao điện thoại di động trả sau), tăng 28.275 thuê bao so với hết năm 2009. Đưa mật độ thuê bao điện thoại/100 dân đạt 21,9 máy/100 dân . Tổng số thuê bao di động trả trước toàn mạng đạt trên 489.843 thuê bao. Tổng số thuê bao Internet trên địa bàn tỉnh 15.360 thuê bao (tăng 7.066 thuê bao so với hết năm 2008), đạt mật độ Internet 2 máy/100 dân.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 02 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát, duy trì tốt với tổng số 194 điểm phục vụ. Trong đó Bưu điện tỉnh (doanh nghiệp chủ đạo cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát với 30 điểm bưu cục, 153 điểm bưu điện văn hóa xã, 10 điểm đại lý và ki ốt) và Bưu chính quân đội (chỉ hoạt động trên địa bàn thành phố Yên Bái với 01 điểm bưu cục). Mạng đường thư trên địa bàn tỉnh có 6 tuyến/383 km đường thư cấp 2, 103/1561 đường thư cấp 3 của Bưu điện và 2 tuyến/34km của Bưu chính Viettel, đảm bảo 154/159 xã có báo đến trong ngày


HẠ TẦNG GIÁO DỤC
Năm học 2009 - 2010: Toàn tỉnh có 593 trường học trong đó có 173 trường mầm non với 1.383 lớp, 1143 phòng học, 35.538 học sinh; 170 trường tiểu học với 2.806 lớp, 2.636 phòng học, 64.403 học sinh; 186 trường trung học cơ sở với 1.550 lớp, 1.354 phòng học, 47.733 học sinh; 25 trường trung học phổ thông với 581 lớp, 429 phòng học, 20.030 học sinh; 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp với 2.513 học sinh, 10  trung tâm giáo dục thường xuyên với 330 lớp, 6.391 học sinh; 8 trường chuyên nghiệp (3 trường cao đẳng, 4 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường trung cấp nghề) với 131 lớp, 5.996 học sinh.
Phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Số xã, phường phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi là 166/180 xã, phường, thị trấn, đạt 92,22%. Các đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi là 5 (Yên Bái, Nghĩa Lộ, Trấn Yên, Văn Chấn, Yên Bình, Lục Yên, Văn Yên). Số trường đạt chuẩn quốc gia là 83 (tăng 39 trường so với năm 2008 – 2009).
Số phòng học đã đủ đảm bảo thực hiện học 2 ca, chất lượng thiết bị giáo dục cũng như chất lượng đội ngũ giáo viên từng bước được nâng lên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
Về đội đội ngũ cán bộ: Mầm non: 2.885 giáo viên; Tiểu học: 4.609 giáo viên; Trung học cơ sở: 4.138; Trung học phổ thông: 1.543 giáo viên; Trung cấp Chuyên nghiệp và Cao Đẳng: 477giáo viên; Trung tâm hướng nghiệp thường xuyên và  Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp dạy nghề là 365 giáo viên.
Hiện nay toàn ngành có 41% trường mầm non, 87% trường tiểu học, 90% trường THCS, 100% trường THPT, 100% TTGDTX – HNDN có máy tính phục vụ công tác quản lý giáo dục. Tất cả phòng Giáo dục và Đào tạo, trường THPT, trung tâm GDTX – HNDN, 52% trường THCS, 38% trường tiểu học, 17% trường mầm non đã kết nối Internet ADSL phục vụ công tác quản lý và giảng dạy.
Nhìn chung, cơ sở vật chất các trường học tại các trung tâm đô thị đã được đáp ứng được điều kiện đảm bảo dạy và học, tuy nhiên một số trường học trú cơ sở vật chất vẫn chưa đảm bảo các điều kiện học, ăn, ngủ cho học sinh theo quy định chung

 HẠ TẦNG Y TẾ
Tính đến tháng 6/2010, toàn tỉnh hiện có 34 cơ sở y tế, trong đó có 17 đơn vị tuyến tỉnh, 9 trung tâm Y tế các huyện/thị xã/thành phố, 8 bệnh viên đa khoa cấp huyện. Ngoài ra còn có 19 phòng khám đa khoa khuc vực và 180 trạm y tế xã, phường. Tổng số giường bệnh là 2.537 (tuyến tỉnh có 779 giường bệnh, tuyến huyện là 735 giường, xã là 993 giường, tư nhân là 30 giường). Tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân là 33,35/10.000 dân. Tổng số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 141 xã. Tổng số cán bộ y tế là 3.100 người. Tỷ lệ bác sỹ: 7 bác sỹ/10.000 dân.
Hệ thống các trang thiết bị ngành y tế tại các bệnh viện đã được đầu tư nâng cấp, song còn thiếu các dịch vụ khám chữa bệnh, chất lượng cao, thiếu cán bộ có khả năng vận hành các trang thiết bị y tế hiện đại. Các trạm y tế xã còn thiếu cả đội ngũ cán bộ y tế và các trang thiết bị cần thiết phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. 



No comments:

Post a Comment